Nợ 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng, làm sao biết có nợ xấu hay không?
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.Tuyển Việt Nam xóa bỏ nỗi ám ảnh AFF Cup 2014, tại sao không!
Trên các tuyến đường như Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch... hay các địa điểm nổi tiếng như khu vực Nhà thờ Đức Bà, Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành… trong mùng 1 tết, không khó để bắt gặp những nhóm bạn trẻ trong tà áo dài truyền thống kèm theo chiếc áo khoác để vừa giữ ấm, vừa tạo phong cách trẻ trung, năng động, phù hợp với không khí vui tươi ngày đầu năm.Phan Ngọc Bảo Trâm, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: "Mình thích mặc áo dài vào ngày tết để cảm nhận không khí truyền thống. Tuy nhiên, sáng nay trời se lạnh nên mình phải khoác thêm áo lạnh. Sự kết hợp này khiến tết năm nay khác biệt".Trần Minh Anh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II (TP.HCM) cũng diện áo dài cách tân kết hợp với áo khoác mỏng khi đi chúc tết. Minh Anh cho biết điều này giữ được vẻ đẹp truyền thống, vừa không bị lạnh. "Khi đến các điểm check-in đẹp, mình và gia đình sẽ tháo áo khoác ra để khoe áo dài cho đẹp", cô gái nói.Minh Anh cũng nhận xét rằng đường phố ngày đầu năm rất thông thoáng. Từ TP.Thủ Đức đến trung tâm TP.HCM, cô chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển, nhanh hơn hẳn so với ngày thường.Nguyễn Thị Ngọc Thư (28 tuổi), làm việc ở 115 Điện Biên Phủ, Q.3 (TP.HCM) cũng rất bất ngờ khi ra đường trong sáng nay. Thư thích thú cho biết: "Thời tiết se lạnh kèm theo đường phố thông thoáng khiến mình có cảm giác như đang ở một thành phố khác vậy. Không còn cảnh xe cộ đông đúc, tiếng còi inh ỏi, mà thay vào đó là những con đường rộng rãi. Mình có thể thoải mái chạy xe mà không cần phải chen lấn hay chờ đợi lâu ở các ngã tư".Cô gái nói rằng trên đường đi chúc tết người thân cũng không quên tận hưởng khoảnh khắc hiếm hoi này bằng cách chạy xe chậm lại, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn những con phố vắng lặng trong ngày đầu năm.Không khí se lạnh của sáng mùng 1 khiến nhiều người thích thú khi tận hưởng thời tiết mát mẻ trong dịp tết. Tại các quán cà phê, nhiều gia đình chọn ngồi lại nhâm nhi ly cà phê sớm, trò chuyện và tận hưởng không gian yên bình của ngày đầu năm.Nguyễn Gia Bảo, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM), chia sẻ: "Buổi sáng mùng 1, em và ba mẹ sẽ qua nhà ông bà để chúc tết. Sau đó cả nhà sẽ di chuyển đến các địa điểm nổi tiếng như Nhà văn hóa Thanh niên, Hồ Con Rùa, đường hoa… để tham quan, chụp ảnh với áo dài. Nhân dịp năm mới, em chúc mọi người một năm tràn đầy niềm vui, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người và gia đình trong năm Ất Tỵ 2025".
Người tốt quanh ta
Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế mới về tuyển sinh THCS, THPT, trong đó bổ sung chế độ cộng điểm khuyến khích với học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhiều nhà trường và phụ huynh, học sinh đã hiểu theo hướng học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa như toán, văn, ngoại ngữ… do các sở GD-ĐT tổ chức sẽ được cộng điểm vào lớp 10.Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định cách hiểu trên là chưa đúng. Quy định đối tượng được cộng điểm khuyến khích là học sinh THCS đạt giải cấp tỉnh do sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức trên quy mô toàn tỉnh nhưng đó phải là những cuộc thi có tổ chức ở cấp quốc gia. Do vậy, ông Thành lưu ý, quy định về điểm khuyến khích này sẽ không bao gồm học sinh được giải cấp tỉnh thi học sinh giỏi các môn văn hóa (toán, văn, ngoại ngữ,...) trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.Bộ GD-ĐT hiện không có quy định về thi học sinh giỏi cấp THCS, chỉ có ở cấp THPT. Các địa phương nếu có tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS để khuyến khích những học sinh có năng khiếu thì những em đạt giải cũng không được cộng điểm xét tuyển vào lớp 10. Điều này, theo ông Thành, để đảm bảo công bằng cho tất học sinh."Điểm khuyến khích được cộng vào tổng điểm xét tuyển, tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi, bài thi. Trong đó, giải nhất được cộng 1,5 điểm; giải nhì được cộng 1 điểm; giải ba được cộng 0,5 điểm", Bộ GD-ĐT quy định.Đối với tuyển thẳng, quy chế tuyển sinh cũ quy định các đối tượng tuyển thẳng gồm: học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.Còn thông tư mới quy định đối tượng tuyển thẳng vào lớp 10 gồm học sinh THCS đạt giải cấp quốc gia các cuộc thi, hội thi do Bộ GD-ĐT tổ chức, hoặc phối hợp với các bộ và cơ quan ngang bộ tổ chức "trên quy mô toàn quốc". Thực tế, lâu nay có một số cuộc thi cấp quốc gia nhưng không phải địa phương nào cũng biết và công bố rộng rãi đến tất cả học sinh.Do vậy, ông Thành cho rằng: "Quy định này được bổ sung cụm từ "trên quy mô toàn quốc" nhằm mục tiêu: các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức nhưng phải được công bố rộng rãi trên toàn quốc để các sở GD-ĐT, các tỉnh công bố, để tất cả các học sinh đều biết và nắm được một cách công khai, đảm bảo tất cả học sinh đều có cơ hội tiếp cận cuộc thi bình đẳng, đều được thể hiện năng lực, và được lựa chọn một cách công khai, minh bạch".
CLB Đà Nẵng từng vô địch năm 2009 và 2012, sau đó phong độ và thành tích đi xuống dần, kéo theo sự bất ổn trên băng ghế huấn luyện cho đến lúc này, khi HLV Lê Đức Tuấn vừa cập bến. Điều này thể hiện qua thành tích lận đận của họ (ngoại trừ hạng 3 năm 2016, còn lại đều xếp thứ 9 trở xuống với lần xuống hạng mùa 2023), kèm theo thống kê trong vòng 10 năm qua, đội bóng sông Hàn đã thay đến 9 HLV.Tính từ mùa 2015, rất nhiều tướng tài đã cập bến rồi phải ra đi như HLV Lê Huỳnh Đức (2 lần), Nguyễn Minh Phương, Phan Thanh Hùng, Phạm Minh Đức, Trương Việt Hoàng, Đào Quang Hùng, Cristiano Roland.Điều này cho thấy sự bất ổn đã âm ỉ từ rất lâu bên trong đại diện từng được coi là lá cờ đầu của bóng đá miền Trung.Từng chút một, những vấn đề của CLB Đà Nẵng cứ tích lũy dày dần mà không được giải quyết, với cao trào là bị rơi xuống hạng nhất ở mùa 2023. Đáng tiếc, hành trình trở lại V-League ngay mùa sau đó đã không đồng hành cùng việc thổi lại ngọn lửa chiến đấu cho đội bóng. Các nội binh đang sa sút phong độ nhưng không được tăng cường lực lượng một cách mạnh mẽ được xem là nguyên nhân khiến CLB Đà Nẵng không có kết quả tốt.Mùa bóng này, CLB Đà Nẵng đặt ra chỉ tiêu lọt vào tốp 5 nhưng đến bây giờ đang xếp cuối bảng sau 11 vòng, với hàng công và hàng thủ đang tệ nhất V-League 2024 - 2025. Kết quả bết bát khiến họ 2 lần trảm tướng" liên tiếp với HLV Đào Quang Hùng và Cristiano Roland trong vòng chưa đầy 1 tháng.Đến hôm nay, họ sẽ có HLV thứ 3 kể từ đầu mùa là HLV Lê Đức Tuấn cùng 2 trợ lý chuyên môn Nguyễn Quốc Long, Phạm Nguyên Sa cùng 2 trợ lý thủ môn Nguyễn Viết Nam và HLV thể lực Luis.HLV Lê Đức Tuấn chia tay CLB Hà Nội, có thể đến từ thất bại đầu tiên trên sân nhà trước CLB HAGL sau 13 năm, trong ngày Đình Hai nhận thẻ đỏ sớm và Tuấn Hải đá hỏng quả 11 m vào cuối trận. Trải nghiệm trong 2 lần dẫn dắt CLB Hà Nội sẽ là vốn quý cho nhà cầm quân sinh năm 1982 trong thử thách mới.Hai cánh tay đắc lực của ông Lê Đức Tuấn sẽ là Phạm Nguyên Sa và Nguyễn Quốc Long, 2 HLV trẻ đang đầy khát khao cống hiến trong lần đầu hít thở bầu không khí tại cabin kỹ thuật V-League.Nguyên Sa là biểu tượng chuẩn mực của bóng đá Đà Nẵng. Cựu tiền vệ trụ này là chỗ dựa theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong giai đoạn hoàng kim nhất của đội bóng sông Hàn. Đặc biệt, HLV trẻ sinh năm 1989 có kinh nghiệm nhờ những năm chinh chiến tại CLB Quảng Ninh.Trong khi đó Nguyễn Quốc Long từng là 1 trong những hậu vệ phải hay nhất Việt Nam, nổi danh trong màu áo CLB Hà Nội, Sài Gòn, Thể Công... với lối chơi máu lửa, tính chiến đấu cao.Nếu Nguyên Sa là sự ổn định trầm tĩnh thì ngược lại Quốc Long sở hữu cá tính mạnh mẽ của một thủ lĩnh, góp phần tạo ra bản sắc gắn kết, lì lợm của CLB Sài Gòn "ngổ ngáo" ngày nào.Hai trợ lý - một người địa phương "tĩnh", một người mới về "động" - sẽ cùng với HLV Lê Đức Tuấn tạo thành tổ hợp trẻ trung, với mong muốn sẽ thổi bùng được ngọn lửa khát vọng cho dàn nội binh đội bóng sông Hàn.Lẽ dĩ nhiên, ê kíp BHL trẻ này vẫn thiếu kinh nghiệm chinh chiến tại V-League. Nhưng họ sẽ có chỗ dựa từ Giám đốc kỹ thuật Phan Thanh Hùng, cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam sẽ có những cố vấn đúng lúc cho cho những học trò cũ của mình.
Trải nghiệm ẩm thực 'bánh trái miền Tây' với bữa tiệc bánh dân gian
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.